Để thiết lập trật tự an toàn giao thông, việc sử dụng hệ thống biển báo chỉ dẫn như biển báo cấm vượt, biển cấm quay đầu,… là điều không thể thiếu. Với thông tin được các biển báo đưa ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ có thể nhận thức được mình nên làm gì để đảm bảo an toàn và hạn chế các sự cố có thể phát sinh.nike air jordan 11 cool grey
the wig shop
mens nike air max
adidas yeezy boost 350 v2
cheap nfl jerseys
best sex toys for couples
team jerseys
cheap adidas shoes
adidas yeezy slides onyx
sex toy stores
nike air max 270
Các loại biển báo cấm vượt hiện nay
Với sự tham gia của đa dạng các loại hình phương tiện giao thông cũng như sự phức tạp của hạ tầng hệ thống đường xá tại Việt Nam, chúng ta sẽ cần đến một số loại biển báo cấm vượt quy định trong từng trường hợp cụ thể.
Biển cấm P.125
Ý nghĩa của biến cấm P.125:
+ Cấm các xe cơ giới vượt nhau khi lưu thông
+ Có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau, kể cả các là loại xe được ưu tiên. Tuy nhiên, vẫn được phép vượt xe gắn máy, xe máy 2 bánh.
+ Biển có ý nghĩa trên toàn bộ đoạn đường kể từ điểm cắm biển cho đến điểm có biển DP.133 (hết cấm vượt) hoặc P.135 (hết tất cả các lệnh cấm)
Biển cấm P.126
Ý nghĩa của biển cấm P.126:
+ Có hiệu lực cấm các loại xe ô tô tải vượt các loại xe cơ giới khác đang lưu thông trên đường
+ Có hiệu lực cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3,5T, kể cả xe được ưu tiên theo quy định. Được phép vượt các loại xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh.
+ Không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt xe ô tô tải.
+ Biển có giá trị từ điểm cắm biển đến lúc có biển DP.133 (hết cấm vượt) hoặc đến điểm cắm biển P.135 (hết tất cả các lệnh cấm).
Vi phạm biển báo cấm bị xử phạt như thế nào?
Biển báo cấm vượt là một dạng biển chỉ dẫn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo trật tự an toàn. Trong trường hợp vi phạm, người tham giao giao thông có thể bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Tại điểm C, khoản 5, điều 5, quy định mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày, áp dụng đối người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Vượt trong các trường hợp có biển báo cấm vượt
+ Không có tín hiệu xin vượt trước khi vượt
+ Vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép. Trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn cho xe di chuyển cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn mà xe chạy trên làn bên phải nhanh hơn xe chạy trên làn đường bên trái.
Cập nhật các biển báo cấm mới nhất hiện nay
Để tuân thủ đúng quy định khi tham giao giao thông, chúng ta cần phải chú ý ghi nhớ đầy đủ các biển báo chỉ dẫn, các biển báo cấm. Sau đây, là một số các biển báo cấm mới nhất được cập nhật hiện nay mà bạn cần đặc biệt lưu ý.
1 / Biển P.101 – đường cấm
Ý nghĩa:
Báo đường cấm tất cả các loại phương tiện đi lại ở hai hướng, chỉ trừ xe được ưu tiên theo đúng quy định.
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe điện: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe trong vòng từ 01 – 03 tháng.
+ Xe máy kéo, xe máy chuyên dụng: phạt tiền từ 200.000 đồng đế 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe trong vòng 02 – 04 tháng nêu gây tai nạn giao thông.
+ Xe đạp: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
2 / Biển P.102 – cấm đi ngược chiều
Ý nghĩa:
Báo cấm các loại xe cơ giới, xe thô đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định. Với người đi bộ thì có thể di chuyển trên vỉa hè hoặc lề đường.
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu lùi xe ở đường có biển P.102. Đồng thời, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi đi ngược chiều trên đường có biển P.102. Đồng thời, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe điện: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe máy kéo, xe máy chuyên dụng:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi lùi xe ở đường có biển cấm P.102. Đồng thời, tước giấy phép lái xe trong vòng từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi đi ngược chiều trên đường có biển P.102. Đồng thời tước giấy phép lái xe trong vòng từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
+ Xe đạp: Phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi di chuyển ngược chiều trên đường có biển P.102.
3 / Biển P.103a – Cấm xe ô tô
Ý nghĩa:
Báo cấm các loại xe cơ giới kể cả xe mô tô 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe được ưu tiên.
Mức xử phạt:
Xe ô tô: Phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nếu đi vào đường cấm có biển P.103a. Đồng thời, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
4 / Biển P.103b và P.103c – Cấm xe ô tô rẽ phải và Cấm xe ô tô rẽ trái
Ý nghĩa:
Báo cấm các loại xe cơ giới, kể cả xe mô tô 3 bánh rẽ phải hay rẽ trái, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.
Mức xử phạt:
Xe ô tô: Phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi rẽ trái/rẽ phải trên đường có biển báo cấm rẽ. Đồng thời, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
5 / Biển P.104 – Cấm xe máy
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe máy, trừ xe được ưu tiên theo quy định
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
6 / Biển P.105 – Cấm xe ô tô và xe máy
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua, trừ xe gắn máy và xe được ưu tiên.
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe trong vòng từ 01 – 03 tháng.
+ Xe mô tô, xe máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe trong vòng 01 – 03 tháng.
7 / Biển báo P.106(a,b,c) – Cấm xe ô tô tải, cấm xe chở hàng nguy hiểm
Ý nghĩa:
+ P.106a: báo đường cấm các loại xe ô tô tải, trừ xe ưu tiên theo quy định.
+ P.106b: báo đường cấm các loại xe ô tô tải có kèm theo khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị quy định trong biển. Có hiệu lực với cả xe máy kéo và các xe máy chuyên dùng.
+ P.106c: báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô tải: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
8 / Biển P.107, P.107a – Cấm xe ô tô khách, xe ô tô tải
Ý nghĩa:
+ P.107: báo đường cấm xe ô tô khách, các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo, xe máy thi công chuyên dùng, trừ xe được ưu tiên.
+ P.107a: báo đường cấm xe ô tô khách, không áp dụng với xe buýt.
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô khách và xe ô tô tải: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Máy kéo, xe thi công chuyên dùng: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
9 / Biển P.107b – Cấm taxi
Ý nghĩa:
Báo đường cấm xe taxi đi lại. Trường hợp cấm theo giờ thì phải kèm biển phụ ghi giờ cấm bên dưới.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
10 / Biển P.108 – Cấm xe kéo rơ-moóc
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc, kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ – moóc đi lại. Trừ các xe ô tô sơ-mi- rơ-moóc và các xe ưu tiên.
Mức xử phạt:
+ Ô tô kéo theo rơ- moóc: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Máy kéo kéo theo rơ-moóc: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
+ Xe mô tô, xe gắn máy kéo rơ- moóc: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
11 / Biển P.108a – Cấm xe sơ-mi- rơ-moóc
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe sơ-mi- rơ-moóc và các xe kéo rơ-moóc, trừ xe được ưu tiên.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
12 / Biển P.109 – Cấm máy kéo
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
13 / Biển P.110a, b – Cấm xe đạp, cấm xe đạp thồ
Ý nghĩa:
+ P.110a: Báo đường cấm xe đạp đi qua, không áp dụng với những người dắt xe đạp.
+ P.110b: Báo đường cấm xe đạp thồ đi qua, không áp dụng người dắt xe thồ.
Mức xử phạt:
+ Xe đạp: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
+ Xe đạp thồ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
14 / Biển P.111a,b,c,d – Cấm xe gắn máy, cấm xe ba bánh
Ý nghĩa:
+ P.111a: Báo đường cấm xe máy và e gắn máy đi qua, không áp dụng với xe đạp.
+ P.111b: Báo đường cấm xe lam
+ P.111c: Báo đường cấm các loại xe ba bánh có động cơ khác như xe xích lô máy, xe lôi máy,…
+ P.111d: Báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp,…
Mức xử phạt:
+ Xe mô tô, gắn máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe lam: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe ba bánh có động cơ: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe ba bánh không có động cơ: Phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
15 / Biển p.112 – Cấm người đi bộ
Ý nghĩa:
Báo cấm người đi bộ qua lại.
Mức xử phạt:
Cảnh cáo hoặc xử phạt từ 50.000 đồng – 60.000 đồng.
16 / Biển P.113 – Cấm xe người kéo, đẩy
Ý nghĩa:
Báo đường cấm xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy qua lại. Không áp dụng với xe nôi trẻ em và phương tiện đi lại chuyên dùng của người tàn tật.
17 / Biển P.114 – Cấm xe súc vật kéo
Ý nghĩa:
Báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hay hành khách dù bằng hình thức kéo xe hay chở trên lưng.
Mức xử phạt:
Cảnh cáo nhắc nhở hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng – 60.000 đồng.
18 / Biển P.115 – Hạn chế tải trọng toàn bộ xe
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe cơ giới, xe thô sơ và cả xe ưu tiên có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá giá trị ghi trên biển.
Mức xử phạt:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu tải trọng vượt lên từ 10% – 20%
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tải trọng vượt lên từ 20% – 50%
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu tải trọng vượt lên từ 50% – 100%
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu tải trọng vượt lên từ 100% – 150%
+ Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng nếu tải trọng vượt lên trên 150%
19 / Biển P.116 – Hạn chế tải trọng trên trục xe
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe thô sơ, kể cả xe được ưu tiên theo quy định có tải trọng toàn bộ xe (bao gồm tải trọng xe và hàng hóa) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá giá trị ghi trên biển.
Mức xử phạt:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vươt quá 20% đến 50%
+ Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng khi vượt quá 50% đến 100% (áp dụng với cả xe trường hợp giấy phép lưu hành còn giá trị nhưng tải trọng trục xe thực tế vượt cả trị số ghi trong giấy phép)
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đế 8.000.000 đồng khi vượt quá 100% đến 150%.
+ Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng khi vượt quá trên 150%.
20 / Biển P.117 – Hạn chế chiều cao
Ý nghĩa:
Báo đường hạn chế chiều cao của xe, có hiệu lực với các loại xe cơ giới, xe thô sơ có chiều cao (bao gồm chiều cao xe và hàng hóa) vượt quá giá trị ghi trên biển, kể cả xe ưu tiên.
Mức xử phạt:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
+ Buộc phải hạ phần hàng quá tải, tháo dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định.
21 / Biển P.118 – Hạn chế chiều ngang xe
Ý nghĩa:
Báo đường hạn chế chiều ngang của xe, có hiệu lực với các loại xe cơ giới, xe thô sơ, kể cả các xe ưu tiên có chiều ngang (bao gồm xe và hàng hóa) vượt quá giá trị ghi trên biển. Số ghi trên biển tính theo khoảng cách chiều ngang ở trạng thải tỉnh nhỏ nhất của vật chướng ngại trên đường đi trừ đi 0.4m.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe. Đồng thời buộc phải tháo dỡ bớt hàng hóa vượt kích thước.
22 / Biển P.119 – Hạn chế chiều dài xe
Ý nghĩa:
Báo đường hạn chế các loại xe cơ giới, xe thô sơ, kể cả xe ưu tiên theo quy định có độ dài toàn bộ xe (bao gồm cả hàng hóa) lớn hơn giá trị ghi trên biển.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe tren 10% chiều dài xe. Đồng thời buộc phải tháo dỡ phần hàng vượt kích cỡ.
23 / Biển P.120 – Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mo c hoặc sơ-mi-rơ-moóc
Ý nghĩa:
Báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo moóc kể cả xe ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên theo quy định có độ dài toàn bộ xe (bao gồm xe, moóc và hàng hóa) lớn hơn giá trị ghi trên biển.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và buộc phải dỡ phần hàng vượt quá kích thước.
24 / Biển số P.121 – Cự ly tối thiểu giữa 2 xe
Ý nghĩa:
Báo đường yêu cầu hai xe phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu. Giá trị ghi trên biển được tính bằng m là khoảng cách tối thiểu yêu cầu. Biển có hiệu lực với các xe ô tô kể cả xe ưu tiên.
Mức xử phạt:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
25 / Biển P.123a,b – Cấm rẽ trái, phải
Ý nghĩa:
Báo đường cấm xe rẽ trái hoặc phải (theo hướng mũi tên ghi trên biển) ở những vị trí đường giao nhau, có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới, xe thô sơ, trừ các xe ưu tiên. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
Mức xử phạt:
+ Ô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
+ Máy kéo: Phạt tiền từ 200.000 đồng đế 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe nếu gây tai nạn.
+ Xe đạp: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
26 / Biển P.124a,b,c,d,e,f
Ý nghĩa:
+ P.124a: Cấm các loại xe quay đầu (theo kiểu chữ U, chiều mũi tên ghi trên biển chỉ chiều cấm quay đầu). Có hiệu lực với các loại xe cơ giới, xe thô sơ.
+ P.124b: Cấm ô tô quay đầu (theo kiểu chữ U, chiều mũi tên chỉ chiều cấm quay đầu. Có hiệu lực với các loại xe ô tô, xe mô tô 3 bánh.
+ P.124c: Báo cấm các loại xe rẽ trái, đồng thời cấm quay đầu.
+ P.124d: Báo cấm các loại xe rẽ phải, đồng thời cấm quay đầu.
+ P.124e: Báo cấm xe ô tô rẽ trái, đồng thời cấm quay đầu.
+ P.124f: Báo cấm xe ô tô rẽ phải, đồng thời cấm quay đầu.
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng từ 02 – 04 tháng.
+ Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, tước giấy phép lái xe (với xe máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (với xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.
27 / Biển P.127a,b,c,d
Ý nghĩa:
+ P.127: Biển báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới di chuyển.
+ P.127a: Áp dụng cho các trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ lưu thông khi đường ít xe chạy. Hiệu lực của biển chỉ áp dụng theo khung thời gian ghi trên biển.
+ P.127b: Quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường.
+ P.127c: Quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường.
+ P.127d: Thông báo hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép tương ứng.
Mức xử phạt:
+ Xe ô tô:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 05km/h – 10km/h.
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10km/h – 20km/h.
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng nếu chạy quá tốc độ từ 20km/h – 35km/h.
Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 02 – 04 tháng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ và gây tai nạn giao thông.
Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường.
Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu chạy quá tốc độ trên 35km/h
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện
Phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05km/h- 10km/h.
Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ từ 10km/h – 20km/h.
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 02 – 04 tháng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ, không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông.
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng nếu chạy quá tốc độ trên 20km/h.
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
+ Xe máy chuyên dùng, máy kéo:
Chạy quá tốc độ từ 05km/h – 10km/h: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Đồng thời tước quyền giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 02 – 04 tháng nếu gây ra tai nạn.
Chạy quá tốc độ từ 10km/h – 20km/h: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đồng thời tước quyền giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 – 04 tháng nếu gây ra tai nạn.
Chạy quá tốc độ trên 20km/h: Phạt tiền từ 2 triệu đồng – 3 triệu đồng. Đồng thời tước tước quyền giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng.
Kết bài:
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn một số thông tin liên quan đến biển báo cấm vượt cùng một số loại biển báo quan trọng khác. Hi vọng, dựa vào đây bạn sẽ thêm kiến thức để tuân thủ chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Trân trọng!