Kỹ thuật lái xe lên dốc, xuống dốc là một kỹ năng phức tạp nhưng rất cần thiết đối với người lái xe. Đặc biệt là lái xe ở những tuyến đường quanh co nhiều đèo dốc. Những kỹ thuật lái xe lên dốc an toàn cho xe số sàn và số tự động mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng lái xe của mình.adult sex toys
lovense sex toy
air jordan balck
nfl tshirt
nfl san francisco 49ers
custom football jersey
men’s nike air max 90
wig stores
dallas cowboys jersey
nike air max 95
adidas outlet
custom basketball jersey

Video hướng dẫn kỹ thuật lái xe lên dốc an toàn
Bạn có thể xem video hướng dẫn dưới đây để có hình dung được rõ những thao tác khi lái xe lên dốc:

Cách Khởi hành xe ngang dốc an toàn!

Kỹ thuật lái xe lên dốc an toàn cho xe số sàn
Hiện nay xe số tự động được sử dụng ngày càng nhiều. Nhưng việc nắm được các kỹ thuật lái xe số sàn sẽ giúp kỹ năng lái xe của bạn được nâng cao; không lúng túng khi xử lý các tình huống đặc biệt là lúc cho xe lên dốc.
1. Hướng dẫn kỹ thuật lái xe lên dốc an toàn
Đầu tiên, bạn giữ chặt chân phanh rồi đạp hết côn sau đó cho xe vào số 1. Vẫn giữ chặt chân phanh đồng thời nhả chân côn từ từ, ngoài ra cần chú ý xem xe đã bám côn hay chưa bằng cách nghe tiếng nổ của động cơ. Khi xe đã bám côn thì nhả chân phanh, đạp ga và tiếp tục nhả chân côn từ từ.
Thực hiện thao tác này bạn cần chú ý nên dùng chân trái nhả côn ra từ từ, không đột ngột nhả côn. Ngoài ra khi nhả côn thì đồng thời dùng chân phải nhấn ga một cách chậm rãi.
Đừng quá lo lắng khi bạn thấy xe bị trôi về phía sau một chút sau khi thực hiện những thao tác ở trên. Bởi vì ngay lập tức xe sẽ lại tiến lên phía trước. Tốc độ thích hợp của động cơ khi cho xe lên dốc là từ 2.000 – 3.000 vòng/phút; dốc càng cao thì tốc độ của động cơ cũng phải lớn hơn. Bạn nên để xe ở số 2 hoặc số 3 trong khi leo dốc. Dốc càng càng đứng thì nên cho xe ở chế độ số thấp.

ky-thuat-lai-xe-len-doc-an-toan

Lúc nhả chân côn, nếu đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay thì 95% xe sẽ bị tụt dốc. Khi gặp tình huống này thì bạn hãy nhả côn thêm một chút và ga thốc lên. Nếu khi cắt phanh tay lái xe không giữ chân côn và chân ga thì có khả năng 98% xe sẽ tụt dốc. Lúc này bạn đạp chân côn, phối hợp phanh và kéo phanh tay làm đề pa cho xe leo dốc.
2. Một số sai lầm khiến xe ô tô bị tụt dốc
– Không điều khiển được chân côn do nhả côn quá tầm khiến xe chết máy khi lên dốc.
– Không giữ đều chân ga khi ga thốc lên tốc độ 1.500-2.000 vòng/phút trước khi nhả côn làm xe không ngóc lên được.
3. Một số lưu ý khiến xe ô tô không bị tụt dốc
Để xe không bị tụt dốc bạn cần lưu ý các điều sau:
– Khi dừng xe trên dùng nên sử dụng phanh tay thay cho phanh chân. Điều này giúp xe đứng im tránh bị tụt dốc. Ngoài ra người lái cần nhấn nhẹ chân ga để mớm ga lên.
– Nếu xe đang bị tụt dốc thì bạn phải cắt côn để vào số sau đó nhả côn đồng thời đạp mớm ga như lúc khởi động xe. Điều này sẽ làm xe không tiếp tục trôi vì phanh tay vẫn chưa hạ xuống. Tiếp tục nhả côn từ từ cho đến lúc xe rung nhẹ; chậm rãi nhả phanh tay và mớm nhẹ chân ga thì xe sẽ di chuyển lên dốc.
– Thao tác kỹ thuật nhanh, chính xác khi giảm số để lên dốc tránh để kẹt lại ở số mo (0) lâu làm xe tụt dốc. Đặc biệt là những xe chở đồ nặng.
– Ngoài ra trước khi lên dốc cần kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga để đảm bảo an toàn.

Kỹ thuật lên dốc an toàn cho xe số tự động
Dưới đây là một số kỹ thuật lái xe lên dốc an toàn với xe số tự động.

1. Đặc điểm xe số tự động

Tài xế chỉ cần dùng chân phải điều khiển cả ga và chân phanh khi lái xe số tự động. Cần số xe có các vị trí được ký hiệu P,R,N,D hoặc được đánh dấu ký hiệu theo dạng số là 4,3,2,L. Căn bản các xe số tự động đều có cách vận hành hệ thống giống nhau. Ngoài ra các dòng xe hạng sang, xe thể thao được trang trí thêm một số tính năng hiện đại hơn.

ky-thuat-lai-xe-len-doc-can-so

2. Kỹ thuật lái xe lên dốc đối với xe số tự động

Khi lái xe số tự động lên dốc, người lái chỉ cần đạp phanh chân; khởi động động cơ; đồng thời chuyển cần số đến vị trí có ký hiệu D mà không cần phải chú ý đến xem xe đang ở số nào. Tùy thuộc vào tốc của xe, hộp số sẽ tự chuyển xe về chế độ số thích hợp.
Với dòng xe này các công ty sản xuất cũng khuyến cáo nên để hộp số xe tự động điều chỉnh số, tài xế không nên tự ý điều khiển cần số. Nếu cần phanh động cơ giảm quán tính của xe lại bằng lực cản động cơ hoặc xe đang để ở chế độ số thấp thì người lái có thể điều chỉnh cần số đến vị trí phù hợp.
Kinh nghiệm cho người lái khi cần dừng xe lại một lúc trong quá trình lên dốc là: Mở xi nhan xin đường và lái xe di chuyển dần vào lề đường; sau đó nhả ga, đạp phanh và kéo phanh tay hoặc phanh chân tùy vào kết cấu từng dòng xe. Để tiếp tục di chuyển thì người lái thực hiện thao tác nhả phanh chân, nhanh chóng đạp ga để mớn ga cho xe khởi động đồng thời hạ nhanh phanh tay. Chú ý không được hạ phanh tay trước khi thao tác mớm ga cho xe. Bởi điều này có thể làm cho xe bị mất phanh, gây áp lực lớn lên hộp số làm giảm độ bền của hộp số xe.
Khi xe dừng lại ở trên dốc cao, bạn nên tìm một vật nặng chèn dưới bánh xe, điều này giúp giảm áp lực cho hộp số của xe và hệ thống phanh. Để tiếp tục di chuyển người lái chỉ cần thực hiện các thao tác: đạp phanh chân; khởi động động cơ của xe; mở xi nhan xin đường; đưa cần số đến vị trí có ký hiệu D; nhả phanh chân và chuyển nhanh chân sang nhấn chân ga từ từ để xe di chuyển; hạ phanh tay kết thúc chuỗi thao tác.

ky-thuat-lai-xe-len-doc-xe-so

Kỹ thuật lên – xuống dốc an toàn cho lái mới          

Các thao tác trong kỹ thuật lên xuống dốc khá phức tạp khiến cho nhiều lái xe lúng túng đặc biệt là những tay lái mới. Một số điểm cần chú ý cho người lái mới khi điều khiển xe lên xuống dốc:
– Kiểm tra côn, hệ thống phanh, hộp số, ga và bộ lốp trước khi lái xe. Nếu thấy bất ổn thì phải xử lý, điều chỉnh kỹ thuật ngay.
– Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Không được di chuyển xe bằng số mo khi xuống dốc vì làm xe dễ bị trơn trượt; căn đường kém và làm giảm hiệu quả của phanh khi cần phanh gấp.
– Khi lên dốc cao thì phải chọn số phù hợp với kỹ thuật và trọng lượng tải từng loại xe. Khi cần giảm số để lên dốc thì thao tác nhanh nhạy tránh làm xe bị kẹt số là xe và tuột dốc.
– Khi xuống dốc càng cao thì xe lao càng nhanh. Nếu cần sử dụng phanh cấp tốc khi gặp sự cố thì bạn phải sử dụng cùng lúc cả phanh trước, phanh sau, giảm số, giảm ga cùng với thả côn.
– Khi xe xuống phà dốc đến khi bánh xe chạm vào đầu cầu dẫn cho xe dừng lại một chút rồi mới đi tiếp lên phà.

Những sai lầm tai hại khi lái xe ô tô lên dốc

Như ở trên chúng tôi có khuyên những lái xe mới nên lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Nhưng đừng áp dụng quá cứng nhắc mà phải linh hoạt xử lý các tình huống. Nếu áp dụng rập khuôn thì sẽ khiến bạn rơi vào những tình huống không mong muốn vì những quãng đường, con dốc có độ dốc và đặc điểm khác nhau.

ky-thuat-lai-xe-len-doc

Bạn rà phanh liên tục khi lái những chiếc xe chở nặng lên dốc. Điều này làm cho phanh nóng lên, làm trơ lì má phanh thậm chí còn có thể khiến sôi dầu phanh. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho hệ thống phanh mất tác dụng, không kiểm soát được phanh gây mất phanh đột ngột.
Khi lên dốc cao mà bạn đề pa liên tục sẽ làm xe chết máy, xe sẽ bị tuột dốc, không thể kiểm soát có thể gây hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản.

Một số lưu ý khi lái xe ô tô số sàn

Khi lái xe ô tô số sàn bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Ra vào đúng tốc độ
Để lái xe tốt, đạt hiệu quả bạn phải biết cách điều khiển thế nào là tốt nhất cho xe ví dụ như: lái xe thế nào để tránh bị mài côn; hay thao tác sang số như thế nào khi máy xe còn yếu. Có một thực trạng thường xảy ra là lái xe sang số khi máy chưa đủ vòng tua làm xe bị ì. Nguyên nhân là do bạn đã cho xe vào số cao khi xe chưa đạt đủ tốc độ và lúc đạp ga xe cũng sẽ không thể tăng tốc được.
Các hãng xe có mức sang số hợp lý không giống nhau, trung bình khoảng 2.500 vòng/phút từ số 1 lên số 2. Việc vào số xe đúng sẽ giúp động cơ khỏe để vào các số khác đồng thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của động cơ hơn. Vào số hợp lý; thao tác sang số nhanh chuẩn đúng kỹ thuật; và xử lý tốt khi gặp các chướng ngại vật trên đường sẽ giúp xe chạy nhanh và êm hơn.
2. Sử dụng chân côn hợp lý
Các trường hợp làm mòn côn là: đột ngột cho côn tiếp xúc với bánh đà của máy; tốc độ bánh đà và sơ cấp ly hợp khi tiếp xúc không cùng vận tốc hoặc tốc độ của xe với vòng tua máy không đồng nhất. Thao tác sử dụng chân côn đúng kỹ thuật là khi đạp nhả côn là lúc xe không bị giật lại hoặc vọt tới phía trước; hoặc tiếng động cơ xe không thay đổi, xe vẫn di chuyển êm ái đều đặn lúc nhả côn.
Chân côn là đặc điểm khác biệt của xe số sàn với xe số tự động. Sử dụng chân côn đúng cách sẽ giúp bạn phát huy được ưu điểm của xe số sàn. Khi chạy trên đường xấu việc cắt côn hợp lý sẽ giúp xe chạy không bị giằng giật. Hay việc rà chân côn khi chạy trong những nơi đông đúc nhiều chướng ngại vật giúp việc lái xe được an toàn hơn. Những điều này thể hiện được ưu thế khi sử dụng chân côn của xe số sàn.
3.Lưu ý khi dùng phanh tay
Khi đề pa giữa lưng chừng dốc nếu có dấu hiệu xe bị tuột dốc các tài xế thường có quán tính sử dụng phanh tay. Thực tế phanh tay chỉ có tác dụng giữ xe đứng nguyên một chỗ không dịch chuyển khi xe đã dừng hẳn mà không có chức năng để dừng xe trong khi xe chạy. Sẽ rất nguy hiểm khi chỉ dùng phanh tay để cố dừng xe lại. Phanh sẽ nhanh chóng bị bào mòn, bố phanh bị mài bóng nếu bạn không thả hoàn toàn phanh tay trong lúc xe chạy. Hơn thế nữa việc này cũng sẽ làm cho sinh nhiệt khi ma sát do không thả hết phanh tay sẽ làm dầu phanh sôi lên và làm phanh không còn tác dụng. Đề pa theo cách truyền thống sẽ giúp bạn lái xe sẽ an toàn và dễ dàng thực hiện hơn.

ky-thuat-lai-xe-len-doc-phanh-tay

4. Đề – pha lên dốc khi đường đông
Khi đường tắc nếu đề pa liên tục rập khuôn theo hướng dẫn trong khi học lái côn – phanh tay (hoặc phanh chân) – ga sẽ làm cho bạn mệt mỏi rã rời. Bạn cần luyện tập để có thể thao tác nhuần nhuyễn âm côn, mớm ga vừa đủ để có thể giữ xe đứng trên dốc; hoặc di chuyển trong quãng đường đông mà chỉ cần sử dụng côn – ga.
5. Những sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề – pha
– Không điều khiển, kiểm soát được chân côn làm nhả côn quá đà nên khiến xe chết máy.
– Không giữ đều chân ga khi nhả côn làm đầu xe không thể ngóc lên được.
– Trong quá trình nhả côn lúc đầu xe chưa ngóc lên đã tiến hành cắt phanh tay.
– Không giữ nguyên chân ga và chân côn sau khi cắt phanh tay.
6. Khi nào nên về số 0 (số mo)
– Không nên trả xe về mo khi đang lái xe đi trên đường. Thực hiện thao tác này không giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu xăng mà chỉ làm tăng quán tính của xe một cách đột ngột. Điều này khiến bạn không làm chủ được tốc độ, dễ bị mất lái và làm giảm hiệu quả của phanh khi cần tránh các chướng ngại ở phía trước.
– Tuyệt đối không về mo khi đang xuống dốc. Điều này hết sức nguy hiểm vì lúc xuống dốc dưới tác dụng của gia tốc xe sẽ tăng dần vận tốc. Trả xe về mo làm phanh mất tác dụng không thể kiểm soát được tốc độ của xe.
– Không nên chuyển xe về mo khi sắp đến đèn đỏ để xe tự trôi đến vạch dừng. Sẽ rất nguy hiểm nếu có chướng ngại xuất hiện đột ngột hoặc có xe phía trước mà phanh của bạn không ăn. Lúc này khi xe đã về mo thì không còn động năng để bạn có thể thao tác xử lý tránh chướng ngại phía trước.

Nói chung khi đang di chuyển thì tránh cho xe về mo. Khi gặp đèn đỏ nên chuyển xe về số thấp giảm dần tốc độ để có thể chủ động lái xe xử lý tình huống khi gặp sự cố bất ngờ.

ky-thuat-lai-xe-so-san-len-doc

7. Vào buổi sáng, không nên nổ máy và đi ngay

Buổi sáng là lúc động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng hóc hơn các thời điểm khác trong ngày. Dầu xe lúc này đã lắng xuống phía dưới động cơ sau một đêm dài không vận hành. Trên hệ thống xi lanh và buồng đốt chỉ còn bám lại một lớp dầu mỏng. Do vậy khi khởi động xe cần chờ một lúc để dầu có thể bơm lên xi-lanh bôi trơn hệ thống rồi mới di chuyển.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật lái xe lên dốc cho cả xe số sàn và số tự động cùng với đó là những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình lái xe. Hy vọng những điều này sẽ giúp các bạn nâng cao kỹ năng lái xe và có những chuyến đi thuận lợi, an toàn.